“Nhân văn Thượng võ” (Humanity – Martial spirit). Khái niệm “Nhân văn” (Humanity spirit) ở đây có thể được hiểu là sự đề cao và liên tục phát triển (nhân lên) “Phẩm chất sống và thái độ sống, ứng xử giữa con người với nhau theo tinh thần “vì (tình) người” (“thương người như thể thương thân”, “bầu ơi thương lấy bí cùng…”), hoặc “vì (tình nghĩa) cộng đồng” (“tình làng, nghĩa xóm”, “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”)…”; và, “Thượng võ” (Martial Spirit) là luôn khẳng định “Nội lực, khả năng hành động và bản lĩnh sống, chiến đầu để tồn tại, phát triển nhằm vượt qua thử thách trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt là trong các tình huống bất thường…”. Đó chính là một trong những giá trị cốt lõi của truyền thống Văn hóa Võ Việt Nam được “thể hiện cụ thể qua phương thức vận động tiêu biểu là “dĩ nhu chế cương”, trong sự cân bằng và hợp nhất của lương tri, lòng nhân hậu với ý chí chiến đấu vượt thắng bản thân, chiến thắng mọi kẻ thù bất cứ từ đâu tới.
"NHÂN VĂN - THƯỢNG VÕ" ....
Con người gồm hai phần : “Thân và Tâm. Thân là phần vật chất có hình tướng. Tâm là phần vô hình có khả năng hiểu biết, suy nghĩ, nhớ tưởng, tính toán, lo âu, yêu ghét, và điều khiển thân thể đi đứng, nói năng, hành động,.v.v. Như vậy “Thân khí võ đạo” là nhân tố văn hoá cá nhân nhằm “không phải chỉ để nâng cao sức khỏe, trui rèn trí lực, tâm thần thanh khiết, sẵn sàng ra tay nghĩa hiệp, diệt gian, trừ bạo, cứu giúp người thế cô, sức yếu, mà chủ yếu là để tu tâm, dưỡng tính, luôn giữ được sự bình tĩnh, tự tin và chủ động xử lý trước mọi hiểm nguy, thử thách”, đồng thời hơn nữa “người trui rèn Võ Đạo còn có khả năng chịu đựng mọi gian nguy, thử thách, luôn nhẫn nại và thành tâm tu luyện “Tâm Đạo”, làm cho tâm trí luôn sáng trong, không một chút vẩn đục, thể hiện đầy đặn “chất dũng”, “chất hùng” và thần thái tiết liệt, kiên trung, không chao đảo, bi lụy, khiếp nhược… sẵn sàng xả thân vì đại nghĩa…”.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét