TẠI SAO LÍNH ĐẶC BIỆT THƯỜNG NGẬM DAO GĂM KHI TRINH SÁT?

 Lực lượng đặc biệt là một binh chủng khiến người ta cực kỳ sợ hãi vì sức chiến đấu rất mạnh, mỗi người đều là một tinh hoa trong tinh hoa. Hơn nữa, trong huấn luyện bình thường của họ cũng đã có cường độ và mức độ nguy hiểm vượt xa các binh chủng khác. Trong đó có một tuần huấn luyện gọi là ma quỷ là khoa mục huấn luyện đáng sợ nhất, thậm chí là có tử vong trong cuộc huấn luyện này. Do vậy có thể thấy quá trình huấn luyện của lực lượng đặc biệt cũng có thể mất mạng bất kỳ lúc nào.

DAO GĂM.

 Một vũ khí chiến đấu bằng dao có một điểm rất sắc được gọi là dao găm. Điểm sắc nét được thiết kế để sử dụng dao găm làm vũ khí đâm hoặc vũ khí đẩy. Dao găm đã được sử dụng từ lâu đời và thậm chí tất cả các thanh kiếm rất phổ biến là một dạng dao găm tiến hóa. Chúng là những vũ khí được sử dụng phổ biến nhất trong các cuộc đối đầu cận chiến. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng trong nhiều nền văn hóa cổ đại cho mục đích nghi lễ và nghi lễ. Việc sử dụng này chiếm ưu thế ngày nay cũng như ở nhiều khu vực nơi dao găm được chế tạo đặc biệt theo cách truyền thống, lỗi thời.

Khi chúng ta sử dụng thuật ngữ dao găm, nó cũng đề cập đến những con dao đâm, dao có một lưỡi cắt cũng như những con dao không có lưỡi cắt nào. Tuy nhiên, hầu hết các dao găm đều có bộ bảo vệ chéo đầy đủ để giữ an toàn cho việc sử dụng nó.

NGÀY XƯA NGHE CÁC "ÔNG THẦY VÕ" KỂ NHỮNG TRẬN ĐÁNH "OAI HÙNG" CỦA CÁC ÔNG TÔI TIN XÁI CỔ, GIỜ THÌ "HẾT RỒI"....

 Hồi nhỏ Mê võ Tôi nên hay tìm đến các bậc cao nhân để học hỏi, để mong "lụm được bí kíp". Nghe các vị kể nhiều truyện "xong pha giang hồ", mà Tôi mê ly, những trận đánh oai hùng "một mình đánh vài 3 thằng thanh niên cầm gậy, dao", cũng có Ông đánh cả mấy thằng lính Tây dương khi đụng độ trên đường hoặc ở các quán Bar ... Ta nói nghe sướng và ngưỡng mộ ghê luôn.

"NHÂN VĂN - THƯỢNG VÕ" ....

 “Nhân văn Thượng võ” (Humanity – Martial spirit). Khái niệm “Nhân văn” (Humanity spirit) ở đây có thể được hiểu là sự đề cao và liên tục phát triển (nhân lên) “Phẩm chất sống và thái độ sống, ứng xử giữa con người với nhau theo tinh thần “vì (tình) người” (“thương người như thể thương thân”, “bầu ơi thương lấy bí cùng…”), hoặc “vì (tình nghĩa) cộng đồng” (“tình làng, nghĩa xóm”, “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”)…”; và, “Thượng võ” (Martial Spirit) là luôn khẳng định “Nội lực, khả năng hành động và bản lĩnh sống, chiến đầu để tồn tại, phát triển nhằm vượt qua thử thách trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt là trong các tình huống bất thường…”. Đó chính là một trong những giá trị cốt lõi của truyền thống Văn hóa Võ Việt Nam được “thể hiện cụ thể qua phương thức vận động tiêu biểu là “dĩ nhu chế cương”, trong sự cân bằng và hợp nhất của lương tri, lòng nhân hậu với ý chí chiến đấu vượt thắng bản thân, chiến thắng mọi kẻ thù bất cứ từ đâu tới.

Con người gồm hai phần : “Thân và Tâm. Thân là phần vật chất có hình tướng. Tâm là phần vô hình có khả năng hiểu biết, suy nghĩ, nhớ tưởng, tính toán, lo âu, yêu ghét, và điều khiển thân thể đi đứng, nói năng, hành động,.v.v. Như vậy “Thân khí võ đạo” là nhân tố văn hoá cá nhân nhằm “không phải chỉ để nâng cao sức khỏe, trui rèn trí lực, tâm thần thanh khiết, sẵn sàng ra tay nghĩa hiệp, diệt gian, trừ bạo, cứu giúp người thế cô, sức yếu, mà chủ yếu là để tu tâm, dưỡng tính, luôn giữ được sự bình tĩnh, tự tin và chủ động xử lý trước mọi hiểm nguy, thử thách”, đồng thời hơn nữa “người trui rèn Võ Đạo còn có khả năng chịu đựng mọi gian nguy, thử thách, luôn nhẫn nại và thành tâm tu luyện “Tâm Đạo”, làm cho tâm trí luôn sáng trong, không một chút vẩn đục, thể hiện đầy đặn “chất dũng”, “chất hùng” và thần thái tiết liệt, kiên trung, không chao đảo, bi lụy, khiếp nhược… sẵn sàng xả thân vì đại nghĩa…”.

VÕ TRUYỀN THỐNG # VÕ HIỆN ĐẠI >< TÍNH THỰC CHIẾN ?!

 Nhiều môn võ và các hệ phái được thành lập với hiệu quả chiến đấu cao mà giới chuyên môn thường định nghĩa bằng cụm từ "tính thực chiến". Mặc dù ở thời hiện đại, một số môn võ đã chuyển toàn bộ hoặc một phần sang xu hướng thể thao, không ít môn phái, hệ phái cũng theo đó tàn lụi hoặc giảm hiệu quả chiến đấu thì vẫn còn một số môn võ và môn phái kiên định theo đường lối chú trọng tính thực chiến để giữ gìn những tinh hoa võ học như thuở ban đầu lúc nó được sinh ra.


Bối cảnh chung về võ thuật ở Việt Nam không phải là ngoại lệ. Bên cạnh nhiều môn phái theo xu hướng chung đã chuyển dần nội dung tập luyện sang loại hình võ thể thao, cũng có những môn phái giữ được hiệu quả thực chiến dù ở các mức độ khác nhau. Họ  chấp nhận không tham gia các giải đấu đồng nghĩa với mất đi cơ hội dương danh tên tuổi, bù lại các môn sinh của họ được rèn luyện hệ thống hoàn chỉnh về quyền thuật, binh khí "như nguyên bản" và chỉ có thế thì những tuyệt chiêu như "không đỡ không lui", "đánh trong lúc bị đánh; ra tay bằng những đòn trên búa, dưới đe" cũng như các combo thế (miếng) độc hiểm khác mà chỉ có trên Võ đời (không có trên võ đài).

Ở nhiều diễn đàn, nhóm hẹp chuyên bàn về võ thuật, người ta khuyên nhau tránh xa những trận chiến ngoài đường và nếu như không thể tránh khỏi cuộc xung đột thì việc đối đáp hòa nhã nhằm giảm cơn nóng giận của đối phương luôn là phương án được những người học võ lựa chọn trước tiên. Các trận đấu võ của những cá nhân theo kiểu "long hổ tranh hùng" hay Lục Vân Tiên ra tay trấn áp đám người bất lương giờ đây hầu như chỉ còn được thấy trên phim ảnh.

Dù vậy điều không thể phủ nhận là sức ảnh hưởng của võ thuật theo kiểu truyền thống trên toàn thế giới chứ không riêng gì Việt Nam đã giảm đi nhiều so với hàng chục, hàng trăm năm trước, phần vì bối cảnh xã hội ngày nay làm thay đổi văn hóa ứng xử, phần vì các điều luật cùng hành lang pháp lý chặt chẽ hơn đã hạn chế hành vi tự phát khi giải quyết các xung đột trong cuộc sống.

Tóm lại : Chuyển võ thuật đi theo xu hướng biểu diễn và tổ chức các giải đấu cũng là một biện pháp nhằm kéo dài sức sống cho lĩnh vực đặc thù này, song để võ thuật không dần mai một thì cách làm đúng đắn nhất vẫn là truyền bá cho các thế hệ võ sinh những tinh túy của môn võ ấy như khi nó ra đời và được kiểm nghiệm hiệu quả trong nhiều năm con người chiến đấu để sinh tồn với thiên nhiên và đứng được bên cạnh nhau sống một cuộc sống hòa bình.


Những người học võ thực chiến có thể suốt cuộc đời sẽ chẳng phải dùng đến võ thuật để chứng minh hiệu quả, đơn giản là vì nó đã được chứng minh rồi, nhưng sẽ lại truyền cho thế hệ kế tiếp nguyên vẹn những gì mà họ học được từ thế hệ đi trước. Võ thuật, xét cho đến cùng, là một phần của văn hóa trong đời sống con người chứ chẳng đơn giản là chuyện so găng nói chuyện được thua.

SỰ THẤT BẠI CỦA MỘT CÁ NHÂN KHÔNG THỂ KẾT LUẬN MÔN VÕ ĐÓ KHÔNG THỰC CHIẾN

THỰC CHIẾN HIỂU THẾ NÀO CHO ĐÚNG ???

 'Thực chiến không phải dùng tay không đấm nhau trên võ đài, mà thông thường sẽ sử dụng cả vũ khí để giao đấu ngoài đời thực'.

Chúng ta phải nhìn nhận một cách công bằng. Đầu tiên, sự lợi hại của môn võ chỉ là thứ yếu, con người mới là chủ yếu. Võ thuật trọng một chữ "luyện". Ngày xưa trọng võ, người ta luyện võ liên tục trong hơn chục năm, võ cổ truyền ra đời trong hoàn cảnh này. Để thành tựu võ cổ truyền cơ thể phải biến đổi theo nó, một bộ phận nào đó trên cơ thể trở nên cứng rắn hoặc linh hoạt đến mức phi nhân, từ đó mang đến thành tựu cho người luyện. Còn Võ hiện đại là môn võ được thiết kế sao cho người học trong thời gian ngắn nhất có thể hạ được đối thủ. Thời bây giờ, ai mà đi luyện võ cổ truyền nghiêm túc? Vừa mệt vừa không có lợi. Đa số luyện cho ra dáng, hoặc dùng làm công cụ kiếm tiền mà thôi.



Bàn riêng về Thái cực quyền. Ngay cả trong truyện Kim Dung hư cấu cũng chỉ có Vô Kỵ là học được chân truyền của Trương Tam Phong. Cái múa may sau này chỉ là võ học dưỡng sinh mà thôi. Còn trong thực tế, chỉ có mình ông là nắm được tinh túy, quét ngang cao thủ đương thời. Sáng lập Võ Đang là thật, khả năng dưỡng sinh của Thái Cực cũng là thật. Chúng ta chỉ nhìn thấy được ánh hào quang còn xót lại từ người xưa. Thời đại này không còn người kế tục, cũng không nên khinh thị công sức của tiền nhân.